Y Khoa Toan Thu - Suc Khoe Cong Dong

Y khoa toàn thư - trang chia sẻ thông tin về cuộc sống hằng ngày mang lại nhiều thông tin hữu ích nhất về sức khỏe đời sống gia đình và xã hội

Sốt Xuất Huyết Ở Trẻ Em - Những Vấn Đề Liên Quan Đến Dịch Bệnh Sốt Xuất Huyết

Sốt xấu huyết vẫn tiếp tục gia tăng nhanh trong thời gian gần đây ở các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt sốt xuất huyết trẻ em ngày càng lan truyền rộng và kèm theo đó là những biến chứng nghiêm trọng. Để có thể chữa trị một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất cho trẻ, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu kĩ về nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu và cách phòng tránh của loại dịch bệnh này. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn một số thông tin liên quan cần thiết đến căn bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em.

f:id:ykhoatoanthu:20180531124237j:plain

 

Một số nguyên nhân chính gây sốt xuất huyết ở trẻ

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh thường gặp do virut có tên Dengue gây ra, xâm nhập vào cơ thể người gây lên bệnh. Bệnh rất dễ lây lan do trung gian truyền bệnh là muỗi vằn, chúng đốt những người bị nhiễm virut, sau đó chích sang người khác truyền bệnh cho họ. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất làm bùng phát thành dịch bệnh rất nguy hiểm.

Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ

Biểu hiện của sốt xuất huyết rất dễ nhầm lẫn với các loại bệnh khác như sốt virut, cảm cúm, sốt phát ban,...Khi trẻ bị sốt xuất huyết sẽ có những triệu chứng cơ bản như sau:

  • Trẻ sốt cao đột ngột kéo dài từ 5 đến 7 ngày, không có các triệu chứng viêm họng hay ho hắng, thường kèm theo đau nhức cơ khớp, mỏi mắt, nhức mỏi toàn thân
  • Sau 2 đến 3 ngày sẽ xuất hiện tình trạng xuất huyết, cơ thể trẻ sẽ nổi ban đỏ, các nốt ban có thể nổi hoặc chìm dưới da, hình tròn, không ngứa và không biến mất.
  • Ở thể nặng hơn, có thể xuất hiện chảy máu mũi, chân răng, đi ngoài ra máu…

Điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em

  • Khi thấy trẻ sốt, cần hạ sốt cho trẻ đúng cách bằng Paracetamon đơn chất với liều lượng phù hợp hoặc truyền dịch, tốt nhất là có sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được cho trẻ uống các loại thuốc như aspirin, Ibuprofen sẽ làm gia tăng tình trạng xuất huyết trong cơ thể.
  • Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Các loại nước lọc, hoa quả như cam , chanh,… cung cấp lượng Vitamin C làm chắc thành mạch máu, hạn chế tình trạng xuất huyết.

f:id:ykhoatoanthu:20180531124345j:plain

  • Cung cấp nước và hoa quả thường xuyên cho trẻ để tránh tình trạng cơ thể mất nước
  • Lượng thức ăn đưa vào cơ thể bé cũng cần lớn hơn bình thường. Nênchọn các loại thức ăn dạng lỏng, mềm, giàu dinh dưỡng, bé thích ăn để dễ dàng đưa vào cơ thể bé. Các bữa ăn nên được chia thành các bữa nhỏ.
  • Theo dõi thường xuyên và cho trẻ đến các cơ sở y tế kịp thời. Khi thấy bé hết sốt không được chủ quan, với bệnh sốt xuất huyết, khi đến ngày thứ 3 thường tình trạng sốt sẽ chấm dứt, nhưng lúc này chính là tình trạng nguy hiểm nhất, trẻ dễ bị sốc, tình trạng bệnh nặng lên, không chữa trị ngay rất dễ dẫn đến tử vong.
  • Không được tự ý làm những biện pháp hạ sốt dân gian như cạo gió, không nên cho bé đến những cơ sở y tế không uy tín để truyền dịch hay điều trị.
  • Tốt nhất là nên cho bé đi khám khi thấy những biểu hiện bất thường để được bác sĩ kê thuốc điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em

Các phòng tránh bệnh xuất huyết cho trẻ hiệu quả

  • Luôn luôn bỏ màn cho trẻ khi trẻ ngủ
  • Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể để tăng sức đề kháng cho trẻ
  • Muỗi là tác nhân hàng đầu gây ra bệnh sốt xuất huyết. Vì thế, các bậc phụ huynh phải vệ sinh môi trường sống thật vệ sinh, sạch sẽ để hạn chế tối đa muỗi trú ngụ, sản sinh và phát triển. Nên phun thuốc chống muỗi 1 năm/1 lần, diệt muỗi bằng các biện pháp như tẩm màn, dùng bình xịt muỗi, bôi kem chống muỗi liên tục cho trẻ. Không cho trẻ vui chơi, sinh hoạt ở những nơi ẩm thấp, tối tăm.

Sốt xuất huyết là một căn bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ, chính vì vậy các bậc phụ huynh khi phát hiện ra trẻ xuất hiện một số dấu hiệu sốt xuất huyết thì phải tìm hiểu kĩ và lựa chọn cách điều trị cho trẻ một cách hiệu quả nhất. Nên tiêm vắc xin cho trẻ nhưng không nên tiêm vắc xin cho trẻ dưới 1 tháng tuổi, tuy nhiên trong trường hợp sống trong môi trường bệnh trẻ có thể được tiêm phòng vào 9 tháng tuổi. Nếu thấy trẻ xuất hiện một số hiện tượng bất thường cách tốt nhất là bạn nên đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để được chữa trị. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích nhiều cho các bạn!

Những Bài Thuốc Dân Gian Chữa Bệnh Thiếu Máu Não Hiệu Quả Nhất

Những bài thuốc dân gian chữa bệnh thiếu máu não hiệu quả nhất, giúp giảm đáng kể những triệu chứng do bệnh thiếu máu não gây ra như: đau đầu, hoa mắt ù tai, suy giảm trí nhớ....Nếu bạn đang mắc bệnh thiếu máu não, cùng tìm hiểu đó là bài thuốc gì nhé.

Chữa bệnh thiếu máu não bằng lá sen

Áp dụng bài thuốc chữa bệnh thiếu máu não bằng lá sen giúp người bệnh có tinh thần thoải mái hơn, giảm stress. Lá sen có tác dụng giúp giấc ngủ tốt và sâu hơn. 

Cách làm: Lấy 50 gam lá sen để sắc nước uống hằng ngày

f:id:ykhoatoanthu:20180531104439j:plain

Chữa bệnh thiếu máu não bằng nấm

Nấm linh chi, nấm hương nhĩ và một số loại nấm khác là một trong những loại thuốc chữa bệnh thiếu máu não hiệu quả, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.

Cách sử dụng:

Bạn có thể xay nhỏ nấm linh chi rồi hãm uống đều đặn hằng ngày. Mỗi lần uống bạn nên dùng 10 gam nấm đã xay để dùng

Chữa thiếu máu não bằng cần tây

Rau cần tây không những là một trong những loại thực phẩm tót cho sức khỏe, mà là còn là vị thuốc quý để chữa bệnh thiếu máu não hiệu quả.  Rau cần là một loại rau chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. 

Cách sử dụng:

Lấy 20 cây rau cần chỉ lấy phần từ dưới rễ lên tầm 10 cm sau đó rửa sạch và thêm 500ml nước rồi sắc lên uốn

Chữa bệnh thiếu máu não bằng tỏi

Tỏi ngoài tác dụng trị các bệnh về đường hô hấp như: hen phế quản, viêm phổi...thì nó còn có tác dụng chữa bệnh thiếu máu não ở người trẻ hiệu quả.

Bài thuốc chữa thiếu máu não bằng đông y:

Áp dụng các bài thuốc chữa bệnh thiếu máu não bằng đông y sử dụng các vị thuốc như: thục địa, đương quy, ...có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả nhất..

Hi vọng sau khi tham khảo và áp dụng những bài thuốc trên đây, những ai đang mắc bệnh thiếu máu não sẽ chữa bệnh thành công và hiệu quả nhất. Sẽ không còn cảm thấy khó chịu bởi các triệu chứng của căn bệnh thường gặp mang tên bệnh thiếu máu não gây ra.

Đau Bụng Đi Ngoài Buồn Nôn Nên Ăn Gì Để Nhanh Khỏi

Đau bụng đi ngoài nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi? Đó là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh, hay của những ai đang bị đau bụng đi ngoài. Ở bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn có thể lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe khi gặp triệu chứng đau bụng đi ngoài liên tục, đau bụng đi ngoài phân lòng.

Thực phẩm giàu tinh bột

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khuyên dùng khi gặp phải tình trạng đau bụng đi ngoài ở người lớn và trẻ nhỏ, thì nên bổ sung những thực phẩm giàu tinh bột có tác dụng cung cấp năng lượng, chống mệt mỏi để cơ thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Các món ăn được nấu từ gạo, khoai tây, khoai lang, ngũ cốc, lúa mì, lúa mạch… sẽ là sự lựa chọn hữu ích trong trường hợp này.

 

f:id:ykhoatoanthu:20180528123450j:plain

Thực phẩm chứa nhiều đạm

Các loại thực phẩm chứa nhiều đạm tốt cho sức khỏe của người đau bụng đi ngoài như thịt gà, trứng, đậu nành, thịt bò… Khi chế biến thịt bạn cần lưu ý bằm nhỏ và hầm cho chín mền để dễ tiêu hóa.

Rau xanh và trái cây

Các loại rau xanh và trái cây tươi giúp bổ sung chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, ổn định đường ruột. Ngoài ra đây cũng là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào giúp bù đắp lượng dưỡng chất thiếu hụt bị mất do đi ngoài quá nhiều.

Uống nhiều nước

Khi gặp phải tình trạng đau bụng đi ngoài liên tục, thì người bệnh rất dễ gặp phải tình trạng mất nước, cơ thể mệt mỏi...Do vậy cần bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể, bạn có thể uống nước lọc, nước cam, nước rau luộc, nước ép trái cây hay uống dung dịch Oresol. 

f:id:ykhoatoanthu:20180528124328j:plain

Đau bụng đi ngoài kiêng ăn gì?

Bên cạnh sử dụng các thực phẩm tốt cho cơ thể, thì người bị đau bụng đi ngoài nên kiên ăn gì? để không làm cho tình trạng bệnh nặng thêm.

Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nằm trong danh sách những thực phẩm không tốt cho sức khỏe của người bị bệnh đau bụng đi ngoài. 

Các loại đồ ăn chiên rán là béo và nhiều dầu mỡ, các chất béo là những chất khó tiêu hóa thường gây ra các hiện tượng đầy bụng, ợ hơi. Hơn thế nữa những loại đồ ăn chiên rán còn làm tăng khả năng mất nước.

Món ăn tái, gỏi:

Các món tái gỏi, rau sống có khả năng cao chứa nhiều loại vi khuẩn gây hại nhất là đối với dạ dày do chưa được chế biến kĩ. Chính những loại vi khuẩn này làm ảnh hưởng đến dạ dày, gây cản trở quá trình sản sinh lợi khuẩn thậm chí là tiêu diệt các lợi khuẩn nên sẽ làm tăng nặng tình trạng tiêu chảy ở bệnh nhân.

Đồ ăn cay, nóng

Đồ ăn cay cần kiêng tuyệt đối cho người bị đau bụng đi ngoài.

Các loại nước có ga, chất kích thích như: cà phê, rượu, bia...

Bài viết này Y Khoa Toàn Thư đã trả lời giúp mọi người bị đau bụng đi ngoài nên ăn gì hay bị đau bụng đi ngoài không nên ăn gì? Để từ đó giúp người bệnh có thể biết cách lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe của nhttp://ykhoatoanthu.com/gười bệnh.

Bệnh Sởi Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Như Thế Nào?

Bệnh sởi ở trẻ em là căn bệnh phổ biến, hầu hết ai cũng phải trải qua, Căn bện này không quá nguy hiểm nếu như được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Nhưng nếu để lâu, bệnh tình nặng lên thì để lại những biến chứng rất nguy hiểm. Các mẹ không nên chỉ quan, coi thường căn bệnh này ở trẻ nhỏ. Vì thế hãy tìm hiểu những nguyên nhân triệu chứng và cách phòng ngừa bện sở dưới đây để bảo vệ trẻ tốt hơn.

Bệnh sởi là gì?

f:id:ykhoatoanthu:20180526174325j:plain

Sởi là một bệnh phổ biến gây ra bởi virus. Đặc trưng của bệnh là phát ban và thường khởi phát từ 7 đến 14 ngày sau khi bị nhiễm virus. Bệnh kéo dài từ 4 đến 10 ngày. Đây là một trong những bệnh dễ lây lan và gây tử vong cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trẻ có thể phòng ngừa sởi dễ dàng nếu được tiêm vắc xin định kỳ.

Triệu chứng của bệnh sởi?

Bệnh sởi có triệu chứng như thế nào? Bệnh sởi có những mận đỏ xuất hiện như phát ban? Những dấu hiệu dưới đây là những dấu hiệu thông thường khi bị bệnh sởi. Các mẹ hãy kiểm chứng ngay nhé!

  • Các triệu chứng giống như cảm cúm: chảy nước mũi, nước mắt; mi mắt sưng phồng, hắt hơi sổ mũi.
  • Mắt đỏ và quá nhạy cảm với ánh sáng.
  • Sốt cao, có thể lên tới 40 độ.
  • Mệt mỏi, thiếu sức sống.
  • Đau mỏi người.
  • Ho khan.
  • Nội ban (hạt Koplik): các hạt nhỏ bằng hạt cát, màu trắng ngà/xám, quanh có viền đỏ, thường thấy xuất hiện nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên).
  • Chán ăn.
  • Sau vài ngày, các vết ban màu đỏ nâu sẽ xuất hiện 

Nguyên nhân gây ra bệnh sởi ở trẻ em?

Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh sởi để có hướng chữa trị đúng và hiệu quả nhất.

- Thông thường, mỗi người chỉ 1 lần bị bệnh sởi, chính vì thế trẻ em từ 1- 4 tuổi rất dễ gặp phải vì lúc này hệ miễn dịch của các bé chưa hoàn chỉnh, đối với các bé dưới 6 tháng tuổi vì có hệ miễn dịch từ sữa mẹ nên khả năng mắc bệnh rất thấp, còn người lớn khi đã bị bệnh từ bé thì lớn lên thường không mắc phải căn bệnh này nữa.
Bệnh sởi hình thành do virus siêu vi sởi nằm ở mũi và họng của người bệnh, chính vì thế nó rất dễ lây lan từ người này qua người khác bằng hai cách:

  • Cách 1: Khi người bệnh nói chuyện, hắt hơi, ho,… thì virus gây bệnh sẽ theo ra ngoài không khí bằng những giọt nước nhỏ xíu, người khác vô tình hít vào sẽ bị lây nhiễm.
  • Cách 2: Những giọt nước đó bị vương vào đồ đạc xung quanh, chỉ cần bạn sờ vào những đồ đạc ấy và đưa tay lên mũi, miệng thì bạn cũng sẽ bị lây bệnh

- Trên 90% người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây nhiễm nếu chưa được tiêm phòng virus bệnh sởi đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch bị tổn thương thì nguy cơ càng cao hơn;
- Virus siêu vi sởi có dạng hình cầu, đường kính 120 – 250nm, sức chịu đựng yếu, dễ bị diệt với các thuốc khử trùng thông thường, ánh sáng mặt trời, sức nóng;
- Khi virus siêu vi sởi vào cơ thể bệnh nhân, chúng thường mọc vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó bệnh sẽ lan khắp cơ thể kể cả hệ hô hấp và da và nhanh chóng lây truyền sang những bệnh nhân khác. Chính vì thế bệnh sởi rất dễ biến thành dịch trong một thời gian ngắn.

Biến chứng của bệnh sởi:

Biến chứng đường hô hấp

Viêm thanh quản

  • Giai đoạn sớm, là do virus sởi: xuất hiện ở giai đoạn khởi phát, giai đoạn đầu của mọc ban thường mất theo ban,hay có Croup giả, gây cơn khó thở do co thắt thanh quản.
  • Giai đoạn muộn: do bội nhiễm (hay gặp do tụ cầu, liên cầu, phế cầu…), xuất hiện sau mọc ban. Diễn biến thường nặng: sốt cao vọt lên, ho ông ổng, khàn tiêng, khó thở, tím tái.

Viêm phế quản

  • Thường do bội nhiễm, xuất hiện vào cuối thời kì mọc ban. Biểu hiện sốt lại, ho nhiều, nghe phổi có ran phế quản, bạch cầu tăng, neutro tăng, X quang có hình ảnh viêm phế quản.

Viêm phế quản – phổi

  • Do bội nhiễm, thường xuất hiện muộn sau mọc ban. Biểu hiện nặng: sốt cao khó thở, khám phổi có ran phế quản và ra nổ. X quang có hình ảnh phế quản phế vêm (nốt mờ rải rác 2 phổi). Bạch cầu tăng, neutro tăng, thường là nguyên nhân gây tử vong trong bệnh sởi, nhất là ở trẻ nhỏ.

Biến chứng thần kinh

Viêm não – màng não – tủy cấp

biến chứng bệnh sởi nguy hiểm gây tử vong và di chứng cao. Gặp ở 0,1 – 0,6% bệnh nhân sởi. Thường gặp ở trẻ lớn (tuổi đi học), vào tuần đầu của ban (ngày 3 – 6 của ban). Khởi phát đột ngột, sốt cao vọt co giật, rối loạn ý thức: u ám – hôn mê, liệt ½ người hoặc 1 chi, liệt dây III, VII hay gặp hội chứng tháp – ngoại tháp, tiểu não, tiền đình…

  • Viêm màng não kiểu thanh dịch (do virus).
  • Viêm tủy: liệt 2 chi dưới, rối loạn cơ vòng.
  • Cơ chế: có 2 giả thuyết, cho là phản ứng dị ứng hoặc là phản ứng miễn dịch bệnh lí.

Viêm màng não

  • Viêm màng não thanh dịch do viru sởi
  • Viêm màng não mủ sau viêm tai do bội nhiễm.
  • Viêm não chất trắng bán cấp xơ hóa(Van bogaert)

Biến chứng đường tiêu hóa

Viêm niêm mạc miệng

  • Lúc đầu do virus sởi, thường hết cùng với ban.
  • Muộn thường do bội nhiễm

Cam mã tấu (noma)

  • Xuất hiện muộn, do bội nhiễm xoắn khuẩn Vincent là một loại vi khuẩn hoại thư gây loét niêm mạc miệng, lan sâu rộng vào xương hàm gây hoại tử niêm mạc, viêm xương, rụng răng, hơi thở hôi thối.

Viêm ruột

  • Do bội nhiễm các loại vi khuẩn như shigella, E. coli…

Biến chứng tai – mũi – họng

  • Viêm mũi họng bội nhiễm
  • Viêm tai – viêm tai xương chũm.

Biến chứng do suy giảm miễn dịch

  • Dễ mắc thêm các bệnh khác như lao, bạch hầu, ho gà…
  • Phân biệt các loại bệnh sởi

Cách chăm sóc người bị bệnh sởi:

  • Cho người bệnh nằm riêng 1 chỗ để tránh lây lan và chọn những nơi thoáng phải tránh những nơi có gió lùa
  • Theo dõi người bệnh, kiểm tra nhiệt độ hằng ngày người bệnh
  • Nhỏ dung dịch nước muối 9% lên mắt và mũi sát trùng
  • Tắm rửa sạch sẽ bằng nước đủ ấm để tránh cơ thể bị nhiễm trùng
  • Bồi bổ cơ thể bằng các chất dễ tiêu và giàu dinh dưỡng (đặc biệt vitamin A) để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Dùng thuốc kháng sinh và các loại thuốc theo chỉ định hướng dẫn của bác sĩ

Trẻ em có sức đề kháng chưa cao nên rất nhạy cảm với bệnh tật. Khi trẻ bị bệnh các mẹ phải đặc biết chú ý quan tâm. Vừa đảm bảo chữa trị được bệnh cho bé vừa làm giảm tối thiểu các biến chứng về sau. Bệnh sởi ở trẻ embệnh thường gặp, các mẹ không nên quá lo lắng, chỉ cần phát hiện và chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ rất nhanh khỏi.

 

Triệu Chứng Bệnh Viêm Phổi Ở Trẻ Em Các Bậc Phụ Huynh Cần Biết

Với những triệu chứng bệnh viêm phổi ở trẻ em mà các bậc phụ huynh cần biết để có thể phát hiện trẻ mắc bệnh viêm phổi hay mắc các bệnh về viêm đường hô hấp khác. Từ đó có phương pháp xử lý kịp thời tránh để biến chứng nguy hiểm do bệnh viêm phổi gây ra.

f:id:ykhoatoanthu:20180526160642p:plain

Triệu chứng bệnh viêm phổi ở trẻ em

Trẻ em là một trong những đối tượng dễ bị mắc bệnh viêm phổi nhất. Triệu chứng viêm phổi trẻ em thường gặp như:

- Ho vừa đến nặng – thường là ho nặng tiếng, nhưng không nhất thiết như vậy.

- Thở nhanh liên tục (khác với thở nhanh nhất thời khi trẻ bị sốt cao).

Trẻ được coi là sốt cao khi:

Nhịp thở trên 60 lần/phút (dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút (2 tháng – 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/phút (trên 1 tuổi).

- Dấu hiệu rút lõm lồng ngực khi trẻ hít vào.

 - Sốt – sốt vừa đến sốt cao.

- Đau ngực – không chỉ trong lúc ho, mà cả giữa các cơn ho.

- Nôn – không chỉ sau những cơn ho mạnh mà cả giữa các cơn ho.

- Tím tái quanh môi và ở mặt – do thiếu ôxy

- Thở rít – mặc dù thở rít thường là biểu hiện của nhiễm virus nhiều hơn nhưng đôi khi cũng xuất hiện trong viêm phổi.

Bệnh viêm phổi là một bệnh thường gặp ở trẻ em với những dấu hiệu viêm phổi ở trẻ em dễ nhận biết giúp các bậc phụ huynh có thể biết cách phát hiện và phòng tránh bệnh cao nhất.

Cách chăm sóc trể khi bị viêm phổi

Cách chăm sóc trẻ khi bị viêm phổi là quá trình hỗ trợ điều trị bệnh nhanh khỏi và giúp trẻ nhanh hồi phục sức khẻo nhất.

- Với trẻ đang bú mẹ thì cho bú mẹ nhiều lần trong ngày, không nên cho trẻ bú nhiều quá;

- Chế biến những thức ăn giàu dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ

 Giữ ấm cho trẻ, nhất là buổi sáng và tối.

Chống nhiễm khuẩn.

- Làm thông đường hô hấp.

- Đảm bảo đủ oxy.

- Đảm bảo tuần hoàn.

- Chống sốt hoặc hạ nhiệt độ.

- Đảm bảo đủ dinh dưỡng.

- Bù nước điện giải, chống toan.

Với những cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi trên đây hi vọng sẽ giúp nhiều mẹ chưa có kinh nghiệm có thể áp dụng và chăm sóc con đúng cách và đạt hiệu quả cao nhất.

 

Triệu Chứng Thường Gặp Của Bệnh Đục Thủy Tinh Thể Bạn Nên Biết

Bệnh đục thủy tinh thể là căn bệnh phổ biến hiện nay thường gặp ở người lớn tuổi. Cùng tìm hiểu những triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể để từ đó có thể nhận biết bệnh trong thời gian sớm nhất hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh chính xác và đạt hiệu quả cao.

Triệu chứng bệnh đục thủy tinh thể

Bệnh đục thủy tinh thể ở người già thường gặp những triệu chứng điển hình sau đây:

  • Thị lực giảm, nhìn mờ đi nhưng không có biểu hiện đau.
  • Mắt bị lóa, nhạy cảm với ánh sáng, dễ bị chói mắt, thấy những quầng sáng xung quanh nguồn sáng.
  • Khó nhìn vào ban đêm hoặc khi ở nơi râm mát, nơi không đủ ánh sáng.
  • Nhìn một thành hai.
  • Phải thay đổi kính mắt thường xuyên hơn.
  • Cần nhiều ánh sáng hơn để đọc hoặc làm các việc khác so với trước.

Những dấu hiệu bệnh đục thủy tinh thể ở giai đoạn đầu dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về mắt khác, mà người bệnh cần theo dõi và đi khám kịp thời để phát hiện bệnh trong thời gian sớm nhất nhé.

f:id:ykhoatoanthu:20180526100957j:plain

Cách điều trị bệnh đục thủy tinh thể

Bệnh đục thủy tinh thể ở người già là một căn bệnh có thể chữa được? Với những ai đang thắc mắc bệnh đục thủy tinh thể có nguy hiểm không? Thì cùng tham khảo các điều trị, chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa về bệnh đục thủy tinh thể để từ đó tìm ra câu trả lời cho mình nhé.

  • Chẩn đoán:

Bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp chẩn đoán sau đây để xác định người bệnh có mắc bệnh đục thủy tinh thể hay không:

- Khám với đèn khe

Đèn khe là một loại kính hiển vi đặc biệt dùng để khám mắt. Khi khám với đèn khe, bác sĩ sẽ quan sát được từng chi tiết của mắt và phát hiện ra các điểm bất thường trong mắt.

  • Điều trị:

- Bệnh ở mức độ nhẹ

Nếu bị bệnh đục thủy tinh thể ở mức độ nhẹ, bạn chỉ cần đeo kính, dùng kính lúp hoặc chiếu sáng tốt khi làm việc. Đồng thời, uống các thực phẩm chức năng bổ mắt như viên dưỡng mắt KANKAVIN cũng giúp tình trạng của bạn thuyên giảm. Cụ thể, viên dưỡng mắt KANKAVIN có công dụng:

Bổ sung các dưỡng chất có ích tốt cho thị giác, chống khô mắt, mỏi mắt, nhìn mờ, giảm thị lực.
Đề phòng và hỗ trợ điều trị trong các trường hợp bệnh về mắt: cận thị, cận thị tiến triển, loạn thị, quáng gà, đục thủy tinh thể, hay chảy nước mắt,…
Phòng chống bệnh thoái hóa điểm vàng, lão hóa tế bào mắt.

- Bệnh ở mức độ nặng

Nhưng khi bệnh ở tình trạng nặng, bạn chỉ có thể hết bệnh khi tiến hành phẫu thuật PHACO (phẫu thuật lấy thủy tinh thể và thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo).

Bệnh đục thủy tinh thể nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, quá trình sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết này, bạn sẽ có thêm thông tin cần thiết về bệnh đục thủy tinh thể.