Y Khoa Toan Thu - Suc Khoe Cong Dong

Y khoa toàn thư - trang chia sẻ thông tin về cuộc sống hằng ngày mang lại nhiều thông tin hữu ích nhất về sức khỏe đời sống gia đình và xã hội

Sốt Xuất Huyết Ở Trẻ Em - Những Vấn Đề Liên Quan Đến Dịch Bệnh Sốt Xuất Huyết

Sốt xấu huyết vẫn tiếp tục gia tăng nhanh trong thời gian gần đây ở các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt sốt xuất huyết trẻ em ngày càng lan truyền rộng và kèm theo đó là những biến chứng nghiêm trọng. Để có thể chữa trị một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất cho trẻ, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu kĩ về nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu và cách phòng tránh của loại dịch bệnh này. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn một số thông tin liên quan cần thiết đến căn bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em.

f:id:ykhoatoanthu:20180531124237j:plain

 

Một số nguyên nhân chính gây sốt xuất huyết ở trẻ

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh thường gặp do virut có tên Dengue gây ra, xâm nhập vào cơ thể người gây lên bệnh. Bệnh rất dễ lây lan do trung gian truyền bệnh là muỗi vằn, chúng đốt những người bị nhiễm virut, sau đó chích sang người khác truyền bệnh cho họ. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất làm bùng phát thành dịch bệnh rất nguy hiểm.

Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ

Biểu hiện của sốt xuất huyết rất dễ nhầm lẫn với các loại bệnh khác như sốt virut, cảm cúm, sốt phát ban,...Khi trẻ bị sốt xuất huyết sẽ có những triệu chứng cơ bản như sau:

  • Trẻ sốt cao đột ngột kéo dài từ 5 đến 7 ngày, không có các triệu chứng viêm họng hay ho hắng, thường kèm theo đau nhức cơ khớp, mỏi mắt, nhức mỏi toàn thân
  • Sau 2 đến 3 ngày sẽ xuất hiện tình trạng xuất huyết, cơ thể trẻ sẽ nổi ban đỏ, các nốt ban có thể nổi hoặc chìm dưới da, hình tròn, không ngứa và không biến mất.
  • Ở thể nặng hơn, có thể xuất hiện chảy máu mũi, chân răng, đi ngoài ra máu…

Điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em

  • Khi thấy trẻ sốt, cần hạ sốt cho trẻ đúng cách bằng Paracetamon đơn chất với liều lượng phù hợp hoặc truyền dịch, tốt nhất là có sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được cho trẻ uống các loại thuốc như aspirin, Ibuprofen sẽ làm gia tăng tình trạng xuất huyết trong cơ thể.
  • Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Các loại nước lọc, hoa quả như cam , chanh,… cung cấp lượng Vitamin C làm chắc thành mạch máu, hạn chế tình trạng xuất huyết.

f:id:ykhoatoanthu:20180531124345j:plain

  • Cung cấp nước và hoa quả thường xuyên cho trẻ để tránh tình trạng cơ thể mất nước
  • Lượng thức ăn đưa vào cơ thể bé cũng cần lớn hơn bình thường. Nênchọn các loại thức ăn dạng lỏng, mềm, giàu dinh dưỡng, bé thích ăn để dễ dàng đưa vào cơ thể bé. Các bữa ăn nên được chia thành các bữa nhỏ.
  • Theo dõi thường xuyên và cho trẻ đến các cơ sở y tế kịp thời. Khi thấy bé hết sốt không được chủ quan, với bệnh sốt xuất huyết, khi đến ngày thứ 3 thường tình trạng sốt sẽ chấm dứt, nhưng lúc này chính là tình trạng nguy hiểm nhất, trẻ dễ bị sốc, tình trạng bệnh nặng lên, không chữa trị ngay rất dễ dẫn đến tử vong.
  • Không được tự ý làm những biện pháp hạ sốt dân gian như cạo gió, không nên cho bé đến những cơ sở y tế không uy tín để truyền dịch hay điều trị.
  • Tốt nhất là nên cho bé đi khám khi thấy những biểu hiện bất thường để được bác sĩ kê thuốc điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em

Các phòng tránh bệnh xuất huyết cho trẻ hiệu quả

  • Luôn luôn bỏ màn cho trẻ khi trẻ ngủ
  • Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể để tăng sức đề kháng cho trẻ
  • Muỗi là tác nhân hàng đầu gây ra bệnh sốt xuất huyết. Vì thế, các bậc phụ huynh phải vệ sinh môi trường sống thật vệ sinh, sạch sẽ để hạn chế tối đa muỗi trú ngụ, sản sinh và phát triển. Nên phun thuốc chống muỗi 1 năm/1 lần, diệt muỗi bằng các biện pháp như tẩm màn, dùng bình xịt muỗi, bôi kem chống muỗi liên tục cho trẻ. Không cho trẻ vui chơi, sinh hoạt ở những nơi ẩm thấp, tối tăm.

Sốt xuất huyết là một căn bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ, chính vì vậy các bậc phụ huynh khi phát hiện ra trẻ xuất hiện một số dấu hiệu sốt xuất huyết thì phải tìm hiểu kĩ và lựa chọn cách điều trị cho trẻ một cách hiệu quả nhất. Nên tiêm vắc xin cho trẻ nhưng không nên tiêm vắc xin cho trẻ dưới 1 tháng tuổi, tuy nhiên trong trường hợp sống trong môi trường bệnh trẻ có thể được tiêm phòng vào 9 tháng tuổi. Nếu thấy trẻ xuất hiện một số hiện tượng bất thường cách tốt nhất là bạn nên đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để được chữa trị. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích nhiều cho các bạn!